Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò

Giới thiệu chung về nghề

Là nghề chuyên kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa phần cơ các loại thiết bị cơ mỏ, máy mỏ hầm lò, như: các loại băng tải, máng cào, tàu điện, toa xe, tời, trục; các thiết bị bơm – nén khí – quạt gió, các loại máy khoan điện, khoan khí ép cầm tay; hệ thống cột chống, giàn chống thủy lực; máy khai thác, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất và an toàn.

Các vị trí làm việc của nghề

Công việc sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò thường được thực hiện trên phạm vi mặt bằng công trường, nhà xưởng, trong hầm lò.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Chuẩn bị sản xuất và an toàn lao động;
  • Sửa chữa thiết bị cầm tay;
  • Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cột, giàn chống thuỷ lực;
  • Bảo dưỡng sửa chữa, băng tải, máng cào;
  • Bảo dưỡng, sửa chữa tầu điện, toa xe;
  • Sửa chữa, bảo dưỡng tời, trục tải;
  • Kiểm tra, sửa chữa máy bơm ly tâm;
  • Kiểm tra, sửa chữa quạt gió cục bộ;
  • Bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí;
  • Thực hiện các công việc nghề bổ trợ.

Công việc Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò thường được thực hiện trên phạm vi mặt bằng công trường, nhà xưởng, trong hầm lò có môi trường độc hại, nguy hiểm nên cần có đủ sức khỏe tốt và ý thức nghề nghiệp cao.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

Để thực hiện nghề Sửa chữa thiết bị hầm lò cần những trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu như: máy hàn, máy mài, clê, mỏ lết, clê tròng, panme, thước cặp, búa, xà beng, palăng búa, ống lót, giẻ lau, vật tư vòng bi trong động cơ, vật tư bánh xe, ổ đỡ, vật tư bộ phận dỡ tải và móc goòng, vật tư bộ giảm chấn….