Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy

Giới thiệu chung về nghề

Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy là nghề lắp đặt các thiết bị động lực chính, thiết bị động lực phụ và các thiết bị của các hệ thống phục vụ xuống tàu thủy khi đóng mới, sửa chữa lớn theo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành đóng tàu.

Các vị trí làm việc của nghề

Các nhiệm vụ của nghề được thực hiện tại các xưởng đóng tàu.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Chuẩn bị công việc lắp ráp hệ động lực tàu thủy;
  • Lắp ráp hệ trục chân vịt;
  • Lắp ráp hệ trục đẩy đặc biệt (chân vịt biến bước);
  • Lắp ráp hệ trục trung gian;
  • Lắp đặt máy chính;
  • Lắp hệ trục và máy chính theo phương pháp tải trọng sau khi đã lắp đặt máy chính, hệ trục;
  • Lắp ráp hệ thống lái;
  • Lắp ráp tổ hợp máy phát điện;
  • Lắp ráp hệ thống phục vụ;
  • Lắp ráp các thiết bị trên boong;
  • Lắp đặt chân vịt mũi.

Để đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp, người lao động cần:

  • Vận dụng được kiến thức cơ bản vào quá trình lắp ráp thiết bị động lực tàu thủy;
  • Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phục vụ nghề nghiệp;
  • Sử dụng thành thạo các thiết bị an toàn, biện pháp an toàn cho người và thiết bị;
  • Nêu cao ý thức vì cộng đồng (sinh mạng, tài sản và môi trường);

Nghề Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy yêu cầu người lao động có tính sáng tạo, cẩn thận kiên trì, tỉ mỉ, có sức khỏe làm việc trong môi trường trong nhà và ngoài trời, các thiết bị nặng, có kích thước lớn.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

  • Các dụng cụ chuyên dùng phục vụ nghề nghiệp như: cẩu, palăng, cờlê, mỏ lết, dụng cụ tháo, lắp…
  • Các thiết bị an toàn, các biện pháp an toàn cho người và thiết bị được sử dụng và áp dụng trong quá trình hành nghề.