Kỹ thuật chế biến món ăn

Giới thiệu chung về nghề

Kỹ thuật chế biến món ăn là nghề kỹ thuật, trực tiếp chế biến các loại món ăn tại các cở sở kinh doanh ăn uống (khách sạn, nhà hàng…) với các nhiệm vụ cơ bản như: chuẩn bị công việc đầu ca; chế biến nước dùng; chế biến xốt; chế biến xúp, canh; chế biến sa lát, nộm; chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến trứng gia cầm; chế biến thủy sản; chế biến rau, củ, quả; chế biến cơm, mỳ; chế biến bánh Á và món tráng miệng Á; chế biến bánh Âu và món tráng miệng Âu… đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các nhiệm vụ cơ bản nói trên người lao động còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chế biến món ăn như: xây dựng thực đơn; quản lý nguyên liệu chế biến; quản lý tài sản; quản lý lao động; quản lý tác nghiệp (tổ chức sản xuất)… trong bộ phận chế biến.

Các vị trí làm việc của nghề

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại bộ phận chế biến món ăn (khu vực nhà bếp) của các nhà hàng, khách sạn.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Xây dựng thực đơn;
  • Chuẩn bị công việc đầu ca;
  • Chế biến nước dùng;
  • Chế biến xốt, nước chấm;
  • Chế biến xúp, canh;
  • Chế biến nộm, sa lát;
  • Chế biến món ăn từ thịt gia súc, gia cầm;
  • Chế biến món ăn từ trứng gia cầm;
  • Chế biến món ăn từ thủy sản;
  • Chế biến món ăn từ rau, củ, quả;
  • Chế biến cơm, mỳ;
  • Chế biến bánh Á và món ăn tráng miệng Á;
  • Chế biến bánh Âu và món ăn tráng miệng Âu;
  • Kết thúc công việc;
  • Quản lý nguyên liệu chế biến;
  • Quản lý tài sản;
  • Quản lý lao động;
  • Quản lý tác nghiệp (tổ chức sản xuất);
  • Học tập nâng cao trình độ.

Các công việc của nghề yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với điều kiện và môi trường làm việc.

Để tiến hành các công việc của nghề đòi hỏi người lao động phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến (dụng cụ sơ chế, chế biến, thiết bị đun, nấu, vệ sinh…).

Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc cũng như cơ sở chế biến.

Để hành nghề, người lao động phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình sản xuất chế biến, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề kỹ thuật chế biến món ăn.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

  • Thiết bị chế biến: bếp, lò vi sóng, nồi cơm điện, xoong, nồi, chảo…
  • Nguyên liệu thực phẩm: thịt, cá, rau, củ, quả….