Khoan thăm dò địa chất

Giới thiệu chung về nghề

Khoan thăm dò địa chất là một trong các phương pháp được áp dụng để thi công thăm dò các mỏ khoáng sản nằm sâu dưới bề mặt trái đất trong công tác thăm dò địa chất.

 Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề Khoan thăm dò địa chất có thể làm việc tại các tổ máy khoan thăm dò địa chất với vai trò là một người thợ phụ, thợ cả, kíp trưởng khoan tại các tổ máy của các Liên đoàn Địa chất, các công ty thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam VINACOMIN, khai thác nước ngầm, khí, khoan trong lò, các lỗ khoan nổ mìn phá đá, các xí nghiệp khảo sát của các công ty khảo sát thiết kế xây dựng.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Nhận nhiệm vụ thi công khoan;
  • Chuẩn bị vật tư thiết bị khoan;
  • Lắp đặt thiết bị;
  • Sản xuất dung dịch khoan;
  • Khoan mở lỗ;
  • Khoan lấy mẫu;
  • Khoan phá toàn đáy;
  • Xử lý các tình huống phức tạp và sự cố;
  • Phục vụ thí nghiệm hiện trường;
  • Kết thúc lỗ khoan và tháo dỡ thiết bị;
  • Tổ chức sản xuất và phát triển nghề nghiệp;
  • Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

Khoan thăm dò địa chất là nghề hoạt động ngoài trời. Người hành nghề phải biết về kiến thức địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy khoan, máy bơm nước, động cơ điezen, động cơ điện và các máy móc khác.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

Một số trang thiết bị: máy ủi, máy xúc, thiết bị nâng hạ vẫn chuyển, máy bơm, thiết bị khoan, máy trộn dung dịch…

Một số dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề: cuốc, xẻng, xà beng, cuốc chim, vật liệu, xăng dầu cần thiết, con lăn, đà kê, đòn bắn, thước dây, cọc tiêu, cáp chằng, cọc ghìm, dụng cụ căn chỉnh, kim thu lôi, dây dẫn, dàn tản điện và dụng cụ lắp đặt, thước dây, các cọc tiêu đánh dấu đường dẫn, các dụng cụ tháo lắp ống…