Điện tử công nghiệp

Giới thiệu chung về nghề

Nghề Điện tử công nghiệp là nghề lắp đặt, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp.

Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề có khả năng tự thiết kế được một số mạch điện tử thay thế, mạch điện tử ứng dụng, đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp. Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp. Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp. Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc. Tổ chức, quản lý trong hoạt động tổ nhóm.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Phân tích, lắp ráp các mạch điện tử cơ bản;
  • Phân tích, lắp ráp các bộ biến đổi công suất;
  • Lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử;
  • Lắp đặt các hệ thống điều khiển dùng PLC;
  • Lắp đặt các hệ thống điều khiển dùng vi xử lý;
  • Lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp;
  • Lắp đặt các thiết bị và hệ thống bảo vệ;
  • Sửa chữa các bảng mạch điện tử công nghiệp;
  • Kiểm tra, sửa chữa các hệ thống đo lường điện tử;
  • Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị và hệ thống bảo vệ;
  • Bồi dưỡng nâng cao trình độ;
  • Thực hiện an toàn và vệ sinh môi trường lao động.

Người hành nghề Điện tử công nghiệp ngoài việc cần hiểu rõ về mạch điện, điện tử, đo lường, điều khiển PLC, vi xử lý và hệ thống thông tin công nghiệp; hiểu rõ các thiết bị điện, điện tử trong sản xuất công nghiệp; biết sử dụng thành thạo các thiết bị đo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp mạch điện tử; biết chọn phương án sửa chữa, lắp ráp và lập định mức vật tư cho công tác sửa chữa, lắp ráp mạch điện tử; biết vận hành thử, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp các mạch điện tử đáp ứng yêu cầu công nghệ trong sản xuất công nghiệp; biết thực hiện các biện pháp an toàn nghề nghiệp.

Bên cạnh đó cần có đủ sức khỏe và khả năng thích nghi với môi trường làm việc; có khả năng giao tiếp, đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng làm việc độc lập hoặc khả năng làm việc theo nhóm; có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

Một số trang thiết bị: Bộ dụng cụ cầm tay sửa chữa điện tử (đồng hồ đo vạn năng), máy hiện sóng, máy đo điện trở cách điện.

Một số dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề: rơle, công tắc tơ, nút ấn, cảm biến, kìm nhọn, kìm cắt, kềm vạn năng, phanh, dao con, dụng cụ tháo ráp, mỏ hàn, thiếc hàn, thuốc tẩy trợ hàn, hoặc nhựa thông, dây cáp, đầu nối, đầu code…