Cơ điện tử

Giới thiệu chung về nghề
Nghề Cơ điện tử là một nghề tích hợp các lĩnh vực cơ khí, điện – điện tử, thủy khí, kỹ thuật máy tính. Nghề Cơ điện tử thực hiện các công việc thiết kế, lắp ráp, kết nối, bảo trì và các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm cơ điện tử và các hệ thống thiết bị tự động hóa.

Các vị trí làm việc của nghề

Người lao động trong nghề Cơ điện tử có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong:
– Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử.
– Các dây chuyền sản xuất tự động.
– Các doanh nghiệp làm dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử.
– Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.
– Bộ phận chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ cơ điện tử.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
– Thiết kế hệ thống cơ điện tử;
– Phân tích cấu trúc và hoạt động của hệ thống cơ điện tử;
– Lắp ráp, vận hành và bảo trì các hệ thống thiết bị cơ khí, điện – điện tử, thủy lực – khí nén, các hệ thống tự động hóa sử dụng các bộ điều khiển;
– Lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống tự động;
– Xử lý các sự cố của hệ thống thiết bị cơ điện tử;
– Tổ chức sản xuất theo nhóm, bồi dưỡng thợ bậc thấp.
Nghề Cơ điện tử là một nghề tích hợp các lĩnh vực cơ khí, điện – điện tử, thủy khí, kỹ thuật máy tính vì vậy đòi hỏi người lao động phải có kiến thức cơ bản rộng, biết tích hợp các khối kiến thức giao ngành, có tư duy sáng tạo đồng thời cũng đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác và sự kiên nhẫn.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề
– Bộ dụng cụ cầm tay của nghề cơ khí.
– Bộ dụng cụ đồ nghề của nghề điện – điện tử.
– Dụng cụ đo lường và hiệu chuẩn cảm biến.
– Máy tính, phần mềm ứng dụng.