Chế biến dầu thực vật

Giới thiệu chung về nghề

Chế biến dầu thực vật là nghề sử dụng các máy móc, công cụ của nghề chủ yếu là thiết bị tự động như: Máy nghiền, máy ép, thiết bị chưng sấy, thiết bị làm lạnh; thiết bị thủy hóa, trung hòa, đồng hóa, lọc, tẩy màu,… dụng cụ đo kiểm để sản xuất dầu thực vật bằng những quy trình công nghệ phù hợp từ các loại nguyên liệu hạt có dầu nhằm mục đích phục vụ các ngành kinh tế quốc dân và đời sống hàng ngày.

Các vị trí làm việc của nghề

– Trực tiếp tham gia sản xuất trên dây chuyền chế biến dầu thực vật của các cơ sở chế biến thực phẩm trong nước hoặc ở nước ngoài.

– Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật phân xưởng, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm và trưởng ca các dây chuyền chế biến dầu thực vật.

– Tổ chức quản lý doanh nghiệp sản xuất ngành chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Chuẩn bị sản xuất;
  • Xử lý cơ học nguyên liệu;
  • Ép dầu;
  • Trích ly dầu;
  • Tinh chế dầu thô;
  • Chế biến các sản phẩm từ dầu tinh chế;
  • Đóng gói sản phẩm;
  • Chế biến các phụ liệu;
  • Bảo quản sản phẩm;
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
  • Quản lý sản xuất;
  • Xử lý các sự cố và tai nạn lao động;
  • Bảo dưỡng thiết bị;
  • Tiêu thụ sản phẩm.

Để hành nghề trong nghề Chế biến dầu thực vật, người lao động cần phải có những kiến thức nhất định trong nghề như: biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị trong dây chuyền chế biến dầu thực vật, đặc điểm nguyên liệu, sự biến đổi, quá trình sơ chế, bảo quản nguyên liệu trong quy trình chế biến dầu thực vật, thiết kế dây chuyền chế biến hợp lý trên điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp. Vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật thiết bị trên dây chuyền chế biến bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm; giám sát và xử lý được sự cố trong quy trình sản xuất trên dây chuyền chế biến dầu thực vật đồng thời phải có sức khỏe, có khả năng giao tiếp và tác phong công nghiệp phù hợp với môi trường công việc.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

Một số thiết bị tự động như: máy nghiền, máy ép, thiết bị chưng sấy, thiết bị làm lạnh; thiết bị thủy hóa, trung hòa, đồng hóa, lọc, tẩy màu… và các dụng cụ đo kiểm khác.

Giới thiệu chung về nghề

Chế biến dầu thực vật là nghề sử dụng các máy móc, công cụ của nghề chủ yếu là thiết bị tự động như: Máy nghiền, máy ép, thiết bị chưng sấy, thiết bị làm lạnh; thiết bị thủy hóa, trung hòa, đồng hóa, lọc, tẩy màu,… dụng cụ đo kiểm để sản xuất dầu thực vật bằng những quy trình công nghệ phù hợp từ các loại nguyên liệu hạt có dầu nhằm mục đích phục vụ các ngành kinh tế quốc dân và đời sống hàng ngày.

Các vị trí làm việc của nghề

– Trực tiếp tham gia sản xuất trên dây chuyền chế biến dầu thực vật của các cơ sở chế biến thực phẩm trong nước hoặc ở nước ngoài.

– Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật phân xưởng, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm và trưởng ca các dây chuyền chế biến dầu thực vật.

– Tổ chức quản lý doanh nghiệp sản xuất ngành chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Chuẩn bị sản xuất;
  • Xử lý cơ học nguyên liệu;
  • Ép dầu;
  • Trích ly dầu;
  • Tinh chế dầu thô;
  • Chế biến các sản phẩm từ dầu tinh chế;
  • Đóng gói sản phẩm;
  • Chế biến các phụ liệu;
  • Bảo quản sản phẩm;
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
  • Quản lý sản xuất;
  • Xử lý các sự cố và tai nạn lao động;
  • Bảo dưỡng thiết bị;
  • Tiêu thụ sản phẩm.

Để hành nghề trong nghề Chế biến dầu thực vật, người lao động cần phải có những kiến thức nhất định trong nghề như: biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị trong dây chuyền chế biến dầu thực vật, đặc điểm nguyên liệu, sự biến đổi, quá trình sơ chế, bảo quản nguyên liệu trong quy trình chế biến dầu thực vật, thiết kế dây chuyền chế biến hợp lý trên điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp. Vận hành an toàn, đúng quy trình kỹ thuật thiết bị trên dây chuyền chế biến bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm; giám sát và xử lý được sự cố trong quy trình sản xuất trên dây chuyền chế biến dầu thực vật đồng thời phải có sức khỏe, có khả năng giao tiếp và tác phong công nghiệp phù hợp với môi trường công việc.

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

Một số thiết bị tự động như: máy nghiền, máy ép, thiết bị chưng sấy, thiết bị làm lạnh; thiết bị thủy hóa, trung hòa, đồng hóa, lọc, tẩy màu… và các dụng cụ đo kiểm khác.