Bảo vệ thực vật

Giới thiệu chung về nghề

Nghề Bảo vệ thực vật bao gồm các nhiệm vụ từ việc tổ chức xây dựng, điều hành mạng lưới chuyên ngành bảo vệ thực vật các cấp, việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cho đến việc thực hiện các thao tác bảo vệ cây trồng trên đồng ruộng.

Các vị trí làm việc của nghề

  • Trang trại.
  • Hợp tác xã.
  • Công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

  • Nhận dạng và giám định dịch hại;
  • Điều tra dự tính, dự báo dịch hại;
  • Điều tra nhận dạng sinh vật có ích;
  • Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lương thực;
  • Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ăn quả;
  • Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây công nghiệp;
  • Quản lý dịch hại tổng hợp trên rau màu;
  • Quản lý dịch hại tổng hợp trên hoa, cây cảnh và cỏ;
  • Sử dụng và bảo quản trang thiết bị dùng trong bảo vệ thực vật;
  • Sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
  • Khảo nghiệm và kiểm định thuốc bảo vệ thực vật;
  • Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
  • Nghiên cứu, phát triển và chuyển giao;
  • Quản lý chuyên ngành bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật.

Để hành nghề, người lao động cần có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong lĩnh vực bảo vệ cây trồng.

Người hành nghề phải có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tuỳ theo tình hình cụ thể, có tư duy sáng tạo, có lương tâm nghề nghiệp có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe bảo đảm để làm việc trong các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, trong các mạng lưới chuyên ngành bảo vệ thực vật các cấp…

Một số trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề

  • Thuốc bảo vệ thực vât.
  • Dụng cụ bảo hộ.
  • Dụng cụ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (bình phun…).